Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn – 1 nghi thức trong tục hôn nhân truyền thống của người Việt Nam ta. Buổi lễ ăn hỏi sẽ thông báo chính thức về việc hứa gả giữa 2 họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân của cô dâu và chú rể nên ngoài nghi lễ sẽ diễn ra trong suốt buổi lễ thì các bạn cũng cần phải chú ý một số kiêng kị trong lễ ăn hỏi sau đây. Chọn ngày, giờ buổi lễ ăn hỏi “xấu” là điều kiêng kị trong lễ ăn hỏi mà người xưa rất tin Việc xem ngày, giờ tốt để làm lễ ăn hỏi không chỉ trong đám hỏi mà còn cả đám cưới cũng như những công việc quan trọng của gia đình như động thổ, xây nhà, ma chay,…Đây được xem như phong tục của người Việt Nam từ xưa đến nay. Xem chọn ngày giờ lễ tốt và tránh ngày giờ xấu cần phải xem ngày, tháng, năm sinh của cô dâu, chú rể rồi chọn ra giờ hoàng đạo phù hợp nhằm cầu may mắn, những điều tốt lành đến với cặp đôi khi sinh sống cùng nhau sau này. Các ngày cần tránh như ngày Sát chủ, tam tai, tam nương,…Nếu cố tình tổ chức vào ngày này thì vợ chồng sẽ không thuận hòa sau này, hoặc đường con cái cũng khó. Theo dân gian, còn kiêng tổ chức đám cưới vào “ngày cùng tháng tận”, nên người ta ít tổ chức cưới hoặc ăn hỏi vào cuối tháng Chạp ( tháng 12 âm lịch) hoặc tháng 7 âm lịch.   Lễ ăn hỏi cũng có những kiêng kị về ngày giờ như lễ cưới Cô dâu không được hiện diện trước khi chú rể vào đón Đây là thông lệ từ trước đến giờ của những buổi lễ ăn hỏi, với mục đích nhằm tránh đánh giá là vô duyên hay thiếu lễ phép đối với gia đình bên nhà chồng. Cô dâu thường sẽ chờ trong phòng của nhà mình, sau khi chú rể vào đón mới được có mặt trong buổi lễ hiện diện của 2 gia đình cô dâu – chú rể. Người chịu tang không nên tham gia cũng là kiêng kị trong lễ ăn hỏi Việc góp mặt chung vui cùng gia đình 2 bên cô dâu chú rể là điều cần thiết, tuy nhiên, với những người đang trong thời gian chịu tang thì không tham gia. Đây là một điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi được chú ý nhất. Ông bà ngày xưa quan niệm rằng, đám hỏi nếu có người chịu tang tham gia thì sẽ mang niềm xui xẻo, không may mắn đến cho cô dâu và chú rể. Bên cạnh đó,  người có bầu cũng không nên có mặt, nhưng với các gia đình hiện đại như hiện nay, quan niệm đó cũng không mấy quan trọng và đánh giá khắt khe như trước nữa. Tránh dùng dao kéo, làm đổ vỡ Dao kéo sẽ hạn chế được sử dụng trong đám hỏi, đặc biệt là khi cắt cau, tem trầu, bởi vì theo quan niệm, dao kéo dễ làm chia ly đôi lứa. Giống phong tục ngày tết của gia đình Việt, thì việc tránh làm đổ vỡ trong đám hỏi cũng được chú ý, như làm đổ vỡ ly, chén, bát đũa bởi sẽ không tốt trong chuyện tình cảm của cặp đôi.   Đỗ vỡ đồ vật luôn là điềm xui rủi, tai ương trong hôn nhân Không chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài Bàn thờ gia tiên của gia đình 2 bên cô dâu chú rể cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, điều này có thể do bố mẹ hoặc ông bà 2 bên chuẩn bị cho cô dâu, chú rể. Bàn thờ gia tiên là nơi quan trọng nhất để diễn ra lễ ăn hỏi, nơi 2 gia đình trò chuyện trước sự chứng kiến của tổ tiên. Vì vậy, cần phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mâm hoa quả, đồ cúng, bánh trái để thể hiện sự cung kính với những người đã khuất cũng như cầu mong gia tiên phù hộ cho cô dâu chú rể được hạnh phúc trăm năm. Trên đây là những điều kiêng kị trong lễ ăn hỏi mà các gia đình sắp có “hỉ” nên chú ý và cần tránh để buổi lễ ăn hỏi diễn ra tốt đẹp cũng như giúp cô dâu chú rể có sự may mắn, vận may khi chung sống sau này. 

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn – 1 nghi thức trong tục hôn nhân truyền thống của người Việt Nam ta. Buổi lễ ăn hỏi sẽ thông báo chính thức về việc hứa gả giữa 2 họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân của cô dâu và chú rể. Vì thế nên ngoài nghi lễ sẽ diễn ra trong suốt buổi lễ thì các bạn cũng cần phải chú ý một số kiêng kị trong lễ ăn hỏiblogphimanh nhắc đến dưới đây.

Chọn ngày, giờ buổi lễ ăn hỏi “xấu” là điều kiêng kị trong lễ ăn hỏi

Việc xem ngày, giờ tốt để làm lễ ăn hỏi không chỉ trong đám hỏi. Đó còn cả trong đám cưới cũng như những công việc quan trọng của gia đình như động thổ, xây nhà, ma chay,…Đây được xem như phong tục của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Xem chọn ngày giờ lễ tốt và tránh ngày giờ xấu cần phải xem ngày, tháng, năm sinh của cô dâu, chú rể. Sau đó chọn ra giờ hoàng đạo phù hợp nhằm cầu may mắn. Vận may sẽ chúc phúc cho suốt thời gian chung sống lâu dài sau này.

Các ngày cần tránh như ngày Sát chủ, tam tai, tam nương,… Nếu cố tình tổ chức vào ngày này thì vợ chồng sẽ không thuận hòa, đường con cái cũng khó.

Theo dân gian, còn kiêng tổ chức đám cưới vào “ngày cùng tháng tận”. Thế nên người ta ít tổ chức cưới hoặc ăn hỏi vào cuối tháng Chạp ( tháng 12 âm lịch) hoặc tháng 7 âm lịch.

 kieng-ki-trong-le-an-hoi

Lễ ăn hỏi cũng có những kiêng kị về ngày giờ như lễ cưới

Cô dâu không được hiện diện trước khi chú rể vào đón

Đây là thông lệ từ trước đến giờ của những buổi lễ ăn hỏi. Mục đích nhằm tránh đánh giá là vô duyên hay thiếu lễ phép đối với gia đình bên nhà chồng.

Cô dâu thường sẽ chờ trong phòng của nhà mình. Sau khi chú rể vào đón mới được có mặt trong buổi lễ hiện diện của 2 gia đình cô dâu – chú rể. Đây cũng là kinh nghiệm chụp ảnh cưới mà nhiếp ảnh gia cần lưu ý. Nhằm giúp việc chụp hình trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Người chịu tang không nên tham gia cũng là kiêng kị trong lễ ăn hỏi

Việc góp mặt chung vui cùng gia đình 2 bên cô dâu chú rể là điều cần thiết. Tuy nhiên, với những người đang trong thời gian chịu tang thì không tham gia. Đây là một điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi được chú ý nhất.

Ông bà ngày xưa quan niệm rằng, đám hỏi nếu có người chịu tang tham gia thì sẽ mang niềm xui xẻo, không may mắn đến cho cô dâu và chú rể.

Bên cạnh đó, người có bầu cũng không nên có mặt. Dậu vậy, với các gia đình hiện đại như hiện nay, quan niệm đó cũng không mấy quan trọng và đánh giá khắt khe như trước nữa.

Tránh dùng dao kéo, làm đổ vỡ

Dao kéo sẽ hạn chế được sử dụng trong đám hỏi. Đặc biệt là khi cắt cau, tem trầu. Bởi vì theo quan niệm, dao kéo dễ làm chia ly đôi lứa.

Giống phong tục ngày tết , việc tránh làm đổ vỡ trong đám hỏi cũng được chú ý.  Ví dụ như làm đổ vỡ ly, chén, bát đũa sẽ là điềm không tốt.

 kieng-ki-trong-le-an-hoi

Đỗ vỡ đồ vật luôn là điềm xui rủi, tai ương trong hôn nhân

Không chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ gia tiên của gia đình 2 bên cô dâu chú rể cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này có thể do bố mẹ hoặc ông bà 2 bên chuẩn bị cho cô dâu, chú rể. 

Bàn thờ gia tiên là nơi quan trọng nhất để diễn ra lễ ăn hỏi. Đây là nơi 2 gia đình trò chuyện trước sự chứng kiến của tổ tiên. Vì vậy, cần phải chuẩn bị chu đáo. Bàn phải đầy đủ mâm hoa quả, đồ cúng, bánh trái để thể hiện sự cung kính với những người đã khuất cũng như cầu mong gia tiên phù hộ cho cô dâu chú rể được hạnh phúc trăm năm.

Trên đây là những điều kiêng kị trong lễ ăn hỏi mà các gia đình sắp có “hỉ” nên chú ý và cần tránh để buổi lễ ăn hỏi diễn ra tốt đẹp cũng như giúp cô dâu chú rể có sự may mắn, vận may khi chung sống sau này. Chúc bạn tổ chức một lễ ăn hỏi vui vẻ, đầy may mắn.